Cửa cuốn Austdoor | Cửa cuốn an toàn và thông minh hàng đầu Việt Nam
1900.6828

Tin tức

Bố mẹ cần biết những nguy hiểm trong nhà đe dọa sự an toàn của bé

31/03/2017 - Tư vấn

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, sự an toàn trong nhà ở sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn khi để bé vui chơi trong nhà. Bạn hãy cùng cửa cuốn Austdoor “điểm danh” những nguy hiểm có thể gây mất an toàn cho bé và biện pháp phòng ngừa ngay bây giờ nhé !

Cửa sổ hoặc ban công căn hộ cao tầng

Bé có thể bị ngã khi tự do chơi ở ban công nhà cao tầng

Khung cảnh bên ngoài ban công luôn kích thích trí tò mà và sự khám phá của bé. Nhiều tai nạn trẻ em bị ngã từ ban công nhà cao tầng xuống chỉ vì bố mẹ sơ hở không trông chừng, giám sát chặt chẽ. Để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ cần:

- Làm khung, hàng rào chắn phù hợp cho tất cả cửa sổ, ban công.

- Không để các loại ghế, kệ, thùng gần cửa sổ hoặc ban công vì trẻ có thể đẩy các vật dụng này gần cửa sổ hoặc ban công để leo và trèo ra bên ngoài.

- Đóng các cửa sổ hoặc cửa ra ban công khi bạn đang làm việc nhà và trẻ chơi trong nhà.

- Không nên bế trẻ nhỏ lại sát ban công hoặc cửa sổ. Điều này kích thích trẻ tò mò hoặc muốn khám phá và trẻ sẽ cố gắng lại gần những khu vực này khi không có người lớn bên cạnh.

Vị trí đặt ổ cắm điện và các thiết bị sử dụng điện năng

Trẻ em không được tự ý chơi đùa với các thiết bị điện trong nhà

Chỉ đến khi bị điện giật, trẻ mới biết sợ và không dám tới gần những khu vực nguy hiểm này. Bởi vậy, hãy phòng tránh nguy hiểm cho bé bằng cách:

- Che chắn các ổ cắm điện bằng miếng nhựa hoặc băng keo, đặc biệt là ổ cắm điện cho thiết bị cạo râu trong toilet.

- Không để các vật kim loại như thanh sắt, tuốc-nơ-vít, bút chì... trong tầm với của trẻ và ở gần khu vực ổ cắm điện.

- Cuộn gọn lại dây điện của các thiết bị điện sau khi sử dụng (quạt, bàn ủi…).

- Để bàn ủi sau sử dụng còn nóng xa tầm với của trẻ.

Các vật dụng sắc, nhọn như dao, dĩa, kéo cắt…

Đồ gia dụng sắc nhọn tiềm ẩn nguy cơ sát thương làn da bé

Những đồ gia dụng nguy hiểm này thường tập trung ở căn bếp. Do vậy bạn cần:

- Luôn ưu tiên sử dụng bếp nấu xa tầm với của trẻ, nếu có thể, hãy lắp đặt tấm bảo vệ cho bếp nấu.

- Để riêng các đồ vật sắc nhọn vào 1 nơi quy định và ở trên cao.

- Không cho trẻ em chơi cạnh bố mẹ khi đang nấu bếp.

Cửa (cửa nhà, cửa cuốn, ngăn kéo tủ,…)

Những chiếc cửa ra vào cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến bé bị kẹp tay

Nhiều bố mẹ đã rất xót con khi con bị kẹp tay vào khe cửa, ngăn kéo tủ, kẹp cửa cuốn…Do vậy, bạn nên:

- Sử dụng chốt cài để cố định vị trí đóng, mở cửa, ngăn chặn bé bị kẹt tay hay bất ngờ bị cửa đập vào khi có gió lớn.

- Cửa cuốn lắp đặt cho gia đình phải có tính năng tự động đảo chiều, an toàn cho trẻ nhỏ.

- Trò chuyện với con để giúp bé hiểu nguy cơ tai nạn do bị kẹp tay vào cửa. Tập cho trẻ thói quen không chơi trò chơi đóng mở cửa.

- Các cửa ngăn kéo tủ cũng có thể gây tai nạn cho tay của trẻ. Bạn nên dán băng keo để phòng trường hợp trẻ tự ý mở cửa ngăn kéo tủ và đóng lại có thể gây kẹp tay.

Sau khi đọc xong bài viết này, bố mẹ hãy kiểm tra ngay những điểm “trọng yếu” tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm khôn lường cho bác bé ở ngay trong chính ngôi nhà của mình nhé. Hãy cùng Austdoor mang đến sự an toàn cho tổ ấm thân yêu của bạn.

Bạn cần tư vấn mua cửa cuốn

Vui lòng để lại thông tin, Austdoor sẽ liên hệ với bạn