Nhà ở sau một thời gian dài sử dụng thường không tránh khỏi hiện tượng bị xuống cấp, nhất là hiện tượng thấm dột trần nhà. Giải pháp khắc phục tình trạng thấm dột này như thế nào?
1. Dấu hiệu nhận biết trần nhà bị thấm dột
Đó là khi bạn thấy lớp sơn trần nhà ngả sang mà ố vàng, xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, khi mưa lớn, có nước nhỏ dọt rơi xuống dưới sàn nhà.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng thấm dột trần nhà là do mái hoặc sàn đã vũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Còn đối với nhà ở khu chung cư cao tầng, có thể còn do khu vực nhà vệ sinh, ống thoát nước của các căn hộ ở tầng trên có rò rỉ, hư hỏng.
Ngay khi có hiện tượng trần nhà bị thấm dột, cần tìm giải pháp xử lý ngay để tránh vết nứt lan rộng sẽ tốn kém chi phí cải tạo nhà ở về sau, và cũng tránh vi khuẩn có hại cho sức khỏe sinh sôi, nảy nở do ẩm mốc.
2. Giải pháp khắc phục nhà bị thấm dột tạm thời
Có nhiều cách để khắc phục tạm thời, như: tạo mảng cây xanh leo có kết hợp với vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột. Ngoài ra, trong xây dựng cơ bản còn có phương pháp sử dụng cao su lỏng và sơn để chống thấm hiệu quả.
Tuy vậy, tất cả các giải pháp chống thấm dột cần được xử lý ngay khi công trình còn đang thi công sẽ là yếu tố tiên quyết giúp nhà ở luôn kiên cố, hạn chế hiện tượng thấm dột trần nhà.
3. Xử lý thấm dột hiệu quả cho công trình dân dụng
Giải pháp triệt để xử lý nhà ở bị thấm dột đó là thi công sửa chữa. Đối với tường vách, vấn đề hay gặp phải là mảng tường hai bên vách hông thường là mảng tường lớn (>4m) thường xuyên xảy ra nứt tường, nứt chân chim, nên bị thấm từ ngoài vào. Khi xây dựng cần chia nhỏ ô tường <4m bằng cách bổ sung cột và đà giằng tường BTCT và xây tường gạch đúng kỹ thuật, miết hồ đầy đặn vào mạch hồ. Vữa xi măng phải được trộn đúng mác và thật đều, xáo với nước thật kỹ trước khi xây. Xây xong cần bảo dưỡng tường thường xuyên tránh để tường khô cứng nhanh dễ gây nứt.
Riêng trần và sàn nhà, những nơi bị thấm như ban công, sênô, vệ sinh... đa phần do công tác chống thấm không đúng quy trình và do người thợ thiếu cẩn thận trong khâu bảo quản lớp chống thấm chính. Những vị trí cần chống thấm trước nhất phải rất cẩn thận trong công tác bê tông lúc đổ tại vị trí đó được đầm chặt thật kỹ. Lớp chống thấm chủ lực là lớp phụ gia chống thấm được quét trực tiếp lên bề mặt bê tông tối thiểu 3 lớp và quét đúng quy trình của hãng chống thấm quy định. Sau đó là lớp hồ phải được pha với phụ gia để cán hồ bảo vệ cũng như tạo dốc tránh bị đọng nước, tiếp tục là lớp chống thấm lên mặt hồ cũng quét trình tự 3 lớp, cuối cùng có thể là lát gạch hoặc quét hồ dầu bảo vệ nếu là sênô-máng nước...
Đối với vấn đề thấm dột mái, mái tôn phải được lợp với độ dốc >= 10% chiều dài mỗi mái, phần giáp mái các tấm tôn phải là 2 sóng tương đương 17cm, kiểm tra hướng gió chính của căn nhà mà lợp tôn xuôi theo hướng gió tránh bị rò nước khi mưa và gió lớn. Vít bắn tôn được bắn ở sóng dương và xử lý silicon đầu vít cẩn thận, không được đi trực tiếp lên tôn trong lúc thi công để tránh bị cong vênh dẫn đến dột nước vào nhà.